
Nguyên lý chiến lược hiện đại do Michael E. Porter đề xướng. Porter – giáo sư Harvard – đã định hình cách thức doanh nghiệp phân tích và xây dựng lợi thế cạnh tranh từ cuối thế kỷ 20 đến nay. Các lý thuyết kinh điển của ông như “Chiến lược cạnh tranh” (1979) và “Lợi thế cạnh tranh” (1985) vẫn vẹn nguyên giá trị ứng dụng cho doanh nghiệp Việt trong thời kỳ hội nhập. Kết hợp với những mưu lược của Binh Pháp Tôn Tử và Binh Thư Yếu Lược của Hưng Đạo Đại Vương , chúng tôi đưa ra một số chiến lược dành cho các SME và Startup
- Phân tích cục diện – “Biết mình biết người” trước khi xuất quân
Trước khi dấn thân vào bất kỳ thị trường hay cuộc cạnh tranh nào, hãy thực hiện điệp vụ trinh sát một cách bài bản. Sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter để vẽ “bản đồ chiến trường” ngành hàng: đối thủ là ai, có bao nhiêu, sức mạnh ra sao; khách hàng và nhà cung cấp nắm quyền lực thế nào; sản phẩm/dịch vụ của bạn liệu có thể bị thay thế bởi giải pháp khác không. Đồng thời, nhìn lại nội tại doanh nghiệp (nguồn lực, điểm mạnh, điểm yếu) một cách thực tế. Mục tiêu là trả lời được hai câu hỏi cốt lõi: “Ta có gì?” và “Ta đối đầu với gì?”. Đây chính là bước “biết mình, biết người, trăm trận không bại” – nền móng giúp tránh những lựa chọn sai lầm. Nếu bạn định nhảy vào lĩnh vực thương mại điện tử thời trang, phân tích 5 Forces sẽ cho thấy rào cản gia nhập khá thấp (nhiều người có thể làm), nhưng cạnh tranh nội bộ rất cao (hàng loạt shop online, nền tảng lớn như Shopee, Tiki), sức ép khách hàng lớn (vì họ có quá nhiều lựa chọn). Nếu nguồn lực của bạn hạn chế, có thể chiến lược ngách (ví dụ chuyên giày size lớn hoặc thời trang mẹ bầu) sẽ khả thi hơn là làm một shop Tiki tổng quát. Ngược lại, nếu phân tích cho thấy thị trường còn trống một phân khúc khách hàng tiềm năng mà chưa ai phục vụ, đó có thể là đại dương xanh dành cho bạn.
- Xác định lợi thế cạnh tranh cốt lõi – “Một mũi tên trúng huyệt”
Dựa trên hiểu biết thị trường và bản thân, doanh nghiệp cần chọn chiến lược cạnh tranh chủ đạo: sẽ đánh vào giá (chi phí) hay đánh vào sự khác biệt? Nhiều SME thất bại vì cố “đu dây” ở giữa – vừa muốn giá rẻ lại vừa muốn sản phẩm thật đặc biệt – dẫn đến không rõ vị thế, không có lợi thế nào nổi bật. Hãy tự hỏi: “Khách hàng sẽ mua mình thay vì đối thủ vì lý do gì?”. Nếu câu trả lời là giá rẻ hơn, vậy phải tối ưu mọi chi phí, quy trình để giữ giá luôn hấp dẫn (nhưng nhớ không đánh đổi chất lượng đến mức mất khách). Nếu câu trả lời là chất lượng/tính năng tốt hơn, vậy tập trung nguồn lực vào R&D, cải thiện sản phẩm/dịch vụ vượt trội và xây dựng thương hiệu cao cấp. Còn nếu chẳng có lý do gì đặc biệt, thì bạn đang đứng ở thế nguy hiểm. Trong trường hợp đó, nên tái định vị ngay: hoặc tìm một ngách hẹp hơn nơi mình có thể dẫn đầu, hoặc tạo thêm giá trị cho sản phẩm để khác biệt.
Ví dụ, cùng bán cà phê nhưng Starbucks bán trải nghiệm không gian “third place” khác biệt, còn một quán bình dân có thể thắng ở giá rẻ và sự tiện lợi vỉa hè. Lợi thế cốt lõi là thứ phải in sâu vào tâm trí khách hàng khi nhắc đến thương hiệu bạn. Hãy quyết định nó sớm và nhất quán theo đuổi.
- Tối ưu chuỗi giá trị – “Mài gươm sắc, giữ lá chắn bền”
Dù chọn lợi thế nào, doanh nghiệp cũng phải vận hành hiệu quả từ trong ra ngoài. Hãy soi chiếu mọi hoạt động qua lăng kính chuỗi giá trị: Khâu nào tạo giá trị thừa cho khách hàng? Khâu nào đang lãng phí nguồn lực? Từ đó, tinh gọn và củng cố. Ví dụ: nếu khách hàng coi trọng tốc độ giao hàng, hãy đầu tư vào khâu logistics (kho vận, giao nhận). Nếu chất lượng sản phẩm là then chốt, tập trung nâng cấp khâu sản xuất, nguyên liệu. CNTT và AI ngày nay là trợ thủ đắc lực giúp tối ưu chuỗi giá trị: như dùng AI phân tích dữ liệu tồn kho để dự báo nhu cầu, giảm tồn kho dư; dùng hệ thống CRM để chăm sóc khách sau bán tốt hơn. Tôn Tử nói “binh quý ở tinh nhuệ, không quý ở đông” – doanh nghiệp nhỏ nên nhỏ mà tinh, mỗi mắt xích đều hiệu quả. Một đội ngũ nhân sự gọn nhẹ nhưng đa năng, một hệ thống quản trị minh bạch, một văn hóa doanh nghiệp đề cao hiệu suất – đó chính là nền tảng bên trong giúp triển khai chiến lược thành công. Nếu ví doanh nghiệp như một cơ thể, thì chuỗi giá trị khỏe mạnh chính là nội công thâm hậu, giúp tung ra đòn cạnh tranh nào cũng mạnh.
Đọc thêm Phần 2 tại Ebook của team Go Group
- Link tải tài liệu: brandgo.vn/dinh-vi-thuong-hieu
- Pass giải nén: brandgo.vn
- Liên hệ tư vấn chiến lược thương hiệu: 081 318 3333
- Theo dõi các dự án & portfolio thực tế tại: https://www.behance.net/brandgo