
Nhiều người nghĩ mình đã phân khúc rồi – cao cấp, trung cấp, bình dân; hay nhóm thích công nghệ, thích lifestyle,… Nhưng thực chất, cách phân như vậy thường rất mơ hồ. Hệ quả là chiến lược triển khai thiếu trọng tâm, dàn trải, dễ rơi vào bẫy “bán cho tất cả” – điều mà không một doanh nghiệp nào đủ nguồn lực để làm tốt.
Cũng có người cho rằng, giờ cá nhân hóa được hết rồi, cần gì phân khúc? Thật ra, cá nhân hóa mà không hiểu phân khúc, chỉ là tô màu bề mặt. Gốc rễ vẫn là: không thể phục vụ tất cả – mà phải chọn để phục vụ thật tốt một nhóm.
4 dạng phân khúc phổ biến:
- Nhân khẩu học (Demographic) – tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
- Địa lý (Geographic) – khu vực sinh sống.
- Hành vi tiêu dùng (Behavioral) – thói quen mua sắm, thời điểm, mục đích sử dụng.
- Tâm lý/Nhu cầu (Psychographic) – động lực, mong muốn, lối sống.
Trong đó, demographic và geographic là dễ đo lường, dùng tốt ở tầng chiến lược rộng. Ví dụ: tập trung vào nữ 26-35 tại TP.HCM – giúp nhắm quảng cáo hiệu quả và dự báo tài chính rõ ràng hơn.
Càng xuống sâu, doanh nghiệp càng nên hiểu behavioral và psychographic. Dùng phương pháp Jobs to be done (JTBD) sẽ gợi mở rất nhiều insight để “đo ni đóng giày” sản phẩm cho đúng ngữ cảnh tiêu dùng.
Phân khúc tốt phải đạt 4 tiêu chí:
- Identifiability – dễ nhận diện ngoài đời.
- Size – đủ lớn để đầu tư dài hạn.
- Accessibility – dễ tiếp cận qua truyền thông.
- Responsiveness – nhóm đó phản hồi tốt với chiến dịch riêng biệt.
Trong bộ ba STP bắt buộc nằm lòng của dân Marketer:
- Segmentation là bước đầu tiên và nền tảng,
- Targeting giúp tập trung nguồn lực,
- Positioning mới là lúc tung đòn định vị cạnh tranh.
Nếu bạn đang bối rối, cảm thấy nỗ lực kinh doanh cứ “chạy số” mà không đột phá, rất có thể bạn chưa thực sự hiểu rõ: mình đang phục vụ ai.