4 nguyên tắc cốt lõi giúp chọn MarTech tối ưu cho doanh nghiệp








4 góc nhìn cốt lõi để lựa chọn MarTech tối ưu cho doanh nghiệp

4 góc nhìn cốt lõi để lựa chọn MarTech tối ưu cho doanh nghiệp

Với hơn một thập kỷ làm việc trong lĩnh vực marketing, tôi chứng kiến nhiều đội ngũ marketing lúng túng trong việc lựa chọn công nghệ. Rất nhiều marketer bị cuốn vào mê cung tính năng, bảng so sánh, demo dài dòng – mà lại quên mất câu hỏi quan trọng nhất: Công cụ này có giúp đội ngũ marketing đạt được mục tiêu kinh doanh hay không?

Dưới đây là một khung đánh giá thực tế dựa trên kinh nghiệm, giúp các marketer lựa chọn công nghệ cốt lõi cho hệ sinh thái MarTech phù hợp với mục tiêu, thay vì bị choáng ngợp bởi danh sách chức năng.

1. Tác động kinh doanh: Tốc độ – Linh hoạt – Hiệu quả đầu tư

Công nghệ marketing phải phục vụ chiến lược tăng trưởng. Ba yếu tố cần ưu tiên:

  • Rút ngắn thời gian ra thị trường: Công cụ giúp lược bỏ quy trình rườm rà, tăng tốc từ ý tưởng đến triển khai. Hệ thống tốt phải có giao diện trực quan, thiết kế linh kiện mô-đun, quy trình phê duyệt tối giản.
  • Dễ thích ứng khi thị trường thay đổi: Hệ thống cần cho phép đội ngũ marketing điều chỉnh nội dung, thiết kế và tích hợp mà không phụ thuộc quá nhiều vào developer.
  • Đo lường giá trị trực tiếp: Ưu tiên nền tảng có khả năng tự đo lường kết quả marketing và liên kết với kết quả kinh doanh như doanh thu, chi phí, rủi ro – từ đó chứng minh ROI cụ thể.

2. Hiệu suất vận hành marketing: Linh hoạt – Cá nhân hóa – Tự chủ

Marketing hiện đại cần vận hành hiệu quả, linh hoạt và tự chủ nhiều hơn để đáp ứng nhanh các chiến dịch:

  • Thiết kế mô-đun linh hoạt: Marketer cần chủ động tạo hoặc lắp ghép các khối nội dung mà không phụ thuộc vào IT. Platform tốt phải có thư viện thành phần reusable và layout dễ tùy chỉnh.
  • Cá nhân hóa ở quy mô lớn: Phần lớn đội ngũ marketing chưa cá nhân hóa vượt qua phân khúc cơ bản vì thiếu công cụ phù hợp. Ưu tiên giải pháp cho phép marketer tự xây dựng phân khúc, thiết lập điều kiện hiển thị nội dung thông minh và triển khai A/B testing mà không cần kỹ thuật viên đi kèm.
  • Giảm phụ thuộc kỹ thuật: Marketer cần tự tạo trang, chỉnh sửa, cá nhân hóa hoặc phân tích dữ liệu mà không phải chờ developer. Hệ thống tốt là khi marketing chủ động tối ưu trải nghiệm mà vẫn đảm bảo kiểm soát.

3. Trải nghiệm khách hàng: Nhất quán – Mượt mà – Bản địa hóa hiệu quả

Khách hàng kỳ vọng trải nghiệm nhất quán trên nhiều kênh – và họ sẽ rời đi nếu website hay app quá chậm, nội dung không đồng bộ.

  • Đồng nhất đa kênh: Hệ thống cần duy trì trải nghiệm liền mạch thông qua việc quản lý nội dung trung tâm, nhưng linh hoạt tùy chỉnh theo từng kênh (web, app, thương mại điện tử,…).
  • Tối ưu hiệu suất tải: Cần đánh giá hệ thống có tối ưu về tốc độ hiển thị giao diện, xử lý backend và khả năng mở rộng khi tăng traffic hay không. Một platform mạnh mẽ phải hỗ trợ edge delivery, server-side rendering và tự động tải nội dung theo nhu cầu người dùng.
  • Bản địa hóa đa thị trường: Nếu hoạt động ở nhiều thị trường, hãy chắc chắn nền tảng hỗ trợ dịch nội dung tự động, tái sử dụng nội dung chung và tuỳ biến theo từng khu vực – vừa tiết kiệm vừa tăng hiệu quả tiếp cận.

4. Kiến trúc kỹ thuật: Mở – Tích hợp dễ – Hỗ trợ developer chuẩn

Không ai muốn đầu tư một nền tảng lỗi thời và khó tích hợp. Dù bạn không phải dân kỹ thuật, vẫn nên quan tâm:

  • Kiến trúc composable: Hệ thống áp dụng kiến trúc microservices, API mở, cho phép thay thế, thêm bớt thành phần linh hoạt theo thời gian.
  • Tích hợp dễ dàng: Nền tảng nên có sẵn connector với CRM, CMS, automation tools, web analytics,… hoặc cho phép custom nhanh chóng thông qua API chuẩn và webhook.
  • Trải nghiệm tốt cho developer: Developer là nhân lực quý – nên chọn platform hỗ trợ Git, test automation, CI/CD,… và có tài liệu kỹ thuật rõ ràng. Khi developers hài lòng, họ tạo ra kết quả nhanh hơn và ít lỗi hơn.

Ưu tiên điều gì trước: Tuỳ vào thực tế doanh nghiệp

Không có platform nào hoàn hảo mọi mặt. Vấn đề là bạn cần:

  • Liên kết với chiến lược: Ví dụ nếu mục tiêu năm nay là tăng trưởng lead, hãy đánh giá cao cá nhân hóa và khả năng thử nghiệm nội dung.
  • Xác định đau điểm hiện tại: Nếu marketing bị phụ thuộc IT và cập nhật mất nhiều ngày, hãy ưu tiên tính năng hỗ trợ tự chủ.
  • Dựa vào nguồn lực kỹ thuật: Nếu đội ngũ kỹ thuật yếu, cần chọn platform thân thiện với marketer. Nếu kỹ thuật mạnh, nên chọn giải pháp mở rộng linh hoạt, có khả năng code bổ sung nếu cần.

Đừng dừng lại ở việc chọn – mà cần triển khai đúng cách

  • Quản trị thay đổi: Triển khai MarTech không chỉ là về phần mềm – mà còn là đào tạo, thích nghi quy trình, thiết lập workflow. Chọn vendor hỗ trợ triển khai và đào tạo kèm theo roadmap rõ ràng.
  • Triển khai từng bước nhỏ: Tránh triển khai toàn bộ trong một lần. Thay vào đó, bắt đầu từ use case đơn giản, triển khai nhanh, tối ưu, rồi mở rộng dần tăng giá trị từng bước.
  • Đặt KPI rõ ràng: Với từng hệ thống, cần định nghĩa KPI cho ROI, tốc độ ra thị trường, trải nghiệm khách hàng và cả hiệu suất kỹ thuật. Có số liệu thì mới biết nên tiếp tục tối ưu hay thay đổi.

Chọn công cụ đủ khả năng hỗ trợ trong tương lai

Đừng chỉ chọn vì “giải quyết vấn đề hiện tại”. Hãy cân nhắc:

  • Năng lực đổi mới của vendor: Hãy xem họ có cập nhật thường xuyên không? Có bắt kịp xu hướng như AI, CDP, zero-party data,… không?
  • Cộng đồng đối tác: Hệ sinh thái lớn giúp bạn tiếp cận nhanh chuyên gia, dịch vụ tư vấn, các plugin mở rộng, tối ưu chi phí so với tự làm.
  • Dễ tuỳ biến trong tương lai: Platform có hỗ trợ mở rộng module không? Dễ cấu hình lại mà không phải thay mới toàn bộ không?

Kết: Việc đầu tư MarTech đúng hướng không chỉ là “mua giải pháp tốt nhất”, mà là chọn cái “phù hợp nhất” với mục tiêu kinh doanh, vận hành và nguồn lực kỹ thuật hiện tại. Hãy chọn theo kết quả mong đợi, không phải danh sách tính năng!


—————
𝐌𝐆