Khung lựa chọn Martech hiệu quả: Góc nhìn từ chuyên gia Marketing hơn 10 năm kinh nghiệm
Trong hơn một thập kỷ làm việc trong lĩnh vực Marketing, tôi đã chứng kiến không ít đội ngũ marketing vùi đầu vào việc so sánh tính năng khi lựa chọn nền tảng Martech. Chúng ta liệt kê hàng dài các chức năng, yêu cầu hàng loạt bản demo, nhưng quên mất câu hỏi cốt lõi: Công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được gì?
Tập trung vào tính năng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”. Họ đầu tư vào những nền tảng công nghệ cực kỳ mạnh mẽ về mặt kỹ thuật, nhưng thiếu hiệu quả thực tiễn: triển khai chậm, nhân sự khó sử dụng và quan trọng nhất ROI không rõ ràng.
Lựa chọn công nghệ nên bắt đầu từ kết quả mong muốn và ưu tiên kinh doanh. Khi đó, việc đánh giá nền tảng không còn là so tính năng nữa, mà là so hiệu quả – một sự thay đổi mang tính chiến lược.
Khung 4 trụ cột đánh giá cốt lõi khi chọn Martech
Thay vì sa đà vào liệt kê tính năng, hãy nhìn vào 4 trụ cột chính tác động trực tiếp đến hiệu quả của hệ sinh thái Martech:
- Tác động đến doanh nghiệp
- Hiệu quả vận hành Marketing
- Trải nghiệm khách hàng
- Kiến trúc kỹ thuật
1. Tác động đến doanh nghiệp: Tốc độ – Linh hoạt – Giá trị
Cuối cùng thì mọi khoản đầu tư Martech đều phải trả lời câu hỏi: mang lại gì cho doanh nghiệp?
- Tăng tốc ra thị trường: Công cụ bạn chọn có giúp rút ngắn thời gian từ “ý tưởng đến triển khai”? Các nền tảng mạnh sẽ có giao diện trực quan, cấu trúc module hóa và quy trình phê duyệt tối ưu – giúp giảm thiểu thời gian chờ xử lý giữa các bộ phận.
- Linh hoạt trong vận hành: Khi thị trường thay đổi liên tục, bạn cần công cụ để thích ứng nhanh – không phụ thuộc hoàn toàn vào Dev để chỉnh sửa nội dung hay cấu trúc. Linh hoạt chính là lợi thế cạnh tranh.
- Giá trị đo lường rõ ràng: Hãy chọn nền tảng có khả năng tích hợp đo lường – từ traffic, conversion đến giá trị kinh doanh. Đầu tư công nghệ phải chứng minh được ROI, vậy nên chọn nền tảng có khả năng chứng minh dữ liệu chính là yếu tố sống còn.
2. Vận hành Marketing: Linh hoạt – Cá nhân hóa – Tự chủ
Một nền tảng tốt không chỉ giúp bạn làm việc tốt hơn – nó giúp làm việc khác đi theo chiều hướng tối ưu hơn.
- Linh hoạt theo mô-đun: Dùng hệ thống có khả năng chia nhỏ và tái cấu trúc các thành phần giúp marketer linh hoạt hơn. Cho dù là landing page, banner hay email template – bạn nên có quyền chủ động thay đổi, không phụ thuộc vào IT.
- Cá nhân hóa dễ dàng: Personalization không còn là xu hướng – đó là kỳ vọng. Nhưng cá nhân hóa phải thực hiện được bằng chính đội ngũ hiện tại. Một nền tảng tốt sẽ giúp bạn tạo segment, thử nghiệm A/B và điều chỉnh nội dung theo hành vi mà không cần viết lại từng dòng code.
- Giảm phụ thuộc kỹ thuật: Nhiều đội ngũ marketing vẫn phải mở ticket gửi cho IT chỉ để thay một dòng text. Điều đó cần thay đổi. Hãy chọn nền tảng giúp người làm marketing chủ động mà vẫn tuân thủ governance rõ ràng.
3. Trải nghiệm khách hàng: Nhất quán – Nhanh – Địa phương hóa
Khách hàng kỳ vọng tương tác mượt mà xuyên suốt mọi kênh – từ website, mạng xã hội, mobile app đến cửa hàng.
- Đồng bộ đa kênh: Nền tảng của bạn có đảm bảo thông điệp, trải nghiệm và thương hiệu xuyên suốt không? Content có thể tái sử dụng và điều chỉnh theo từng điểm chạm không?
- Tối ưu hiệu năng: Tốc độ phản hồi ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển đổi và vị trí SEO. Ưu tiên chọn nền tảng có chuẩn tối ưu frontend, backend và khả năng mở rộng lưu lượng lớn như sử dụng CDN, SSR hay lazy loading thông minh.
- Hỗ trợ thị trường đa vùng: Việc nội địa hóa phải thực hiện được dễ dàng: có workflow dịch thuật, phân cấp nội dung và cơ chế kiểm duyệt phù hợp. Một hệ thống không hỗ trợ vận hành đa quốc gia sẽ cản trở tăng trưởng dài hạn.
4. Kiến trúc kỹ thuật: Mở – Tích hợp – Hỗ trợ phát triển
Mặc dù dân marketing thường giao phần này cho IT, nhưng hiểu rõ kiến trúc sẽ giúp bạn lựa chọn đúng công cụ phục vụ cả hiện tại và tương lai. Hãy lưu ý:
- Kiến trúc dạng dịch vụ (composable): Với kiến trúc API-based, bạn có thể thay đổi từng phần mà không phải “gỡ cả ngôi nhà”. Đây là nền tảng cho một hệ sinh thái công nghệ linh hoạt, tăng trưởng bền vững.
- Khả năng tích hợp tốt: Không công cụ nào hoạt động độc lập 100%. Nền tảng lý tưởng cần có sẵn REST API, webhook, prebuilt connectors để dễ dàng liên kết CRM, CDP, BI và các công cụ nội bộ khác.
- Trải nghiệm cho developer: “Dev vui thì team sống tốt”. Một nền tảng tốt phải có tài liệu rõ ràng, support Git, CI/CD, môi trường local giống production. Thế mới tiết kiệm chi phí phát triển và giữ chân kỹ thuật viên giỏi.
Làm thế nào để ưu tiên phù hợp với doanh nghiệp của bạn?
Không có nền tảng nào hoàn hảo tuyệt đối. Điều quan trọng là ưu tiên lựa chọn phù hợp với thực trạng và mục tiêu phát triển cụ thể:
- Liên kết chiến lược: Gắn từng tính năng với mục tiêu: ví dụ nếu ưu tiên là tăng hiệu quả thu hút khách mới => tập trung vào các khả năng cá nhân hóa và marketing tự chủ.
- Xác định điểm đau hiện tại: Nếu đội ngũ đang bị chậm do phụ thuộc IT => tiêu chí linh hoạt và giảm phụ thuộc cần được ưu tiên.
- Đánh giá năng lực nội bộ: Nếu team chưa có kỹ năng kỹ thuật cao, tránh chọn hệ thống yêu cầu tùy biến nhiều mà không có hỗ trợ “no code”.
Lưu ý khi triển khai: Công cụ tốt chưa đủ, triển khai phải đúng
Thành công không dừng ở việc lựa chọn đúng, mà còn nằm ở triển khai hiệu quả:
- Chiến lược quản lý thay đổi: Đổi nền tảng là đổi quy trình, mindset, cách làm việc. Chọn nhà cung cấp có lộ trình onboarding, training rõ ràng. Hãy nhìn họ như một partner chứ không chỉ là vendor.
- Triển khai theo từng giai đoạn: Tránh “gồng gánh” triển khai ồ ạt. Bắt đầu từ use case đơn giản để tạo hiệu ứng thành công sớm, xây dựng niềm tin rồi mới mở rộng dần.
- Đặt KPIs đo lường hiệu quả cụ thể: Phải xác định rõ các chỉ số theo 4 trụ cột (doanh nghiệp, vận hành, khách hàng, công nghệ) và liên tục theo dõi để tối ưu.